Các biện pháp để tăng năng suất lúa đơn giản và hiệu quả

    Các biện pháp để tăng năng suất lúa đơn giản và hiệu quả

    Các biện pháp để tăng năng suất lúa đơn giản và hiệu quả

    Các biện pháp để tăng năng suất lúa đơn giản và hiệu quả

     Lúa là một trong những loại cây lương thực chính, đóng vài trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Lúa là cây trồng có diện tích lớn nhất và quan trọng đối với nông nghiệp Việt Nam. Kèm với sự biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi thất thường và ngày càng khắc nghiệt, đó là sâu bệnh ngày càng nhiều và khó phòng trừ, đang làm giảm năng suất lúa. Bài viết này sẽ hưỡng dẫn bà con một số biện pháp để tăng năng suất lúa.
    Yếu tố nào quyết định đến năng suất lúa?
         Năng suất lúa được quyết định bởi 4 yếu tố: số bông lúa trên một đơn vị diện tích; số hạt trên một bông lúa; tỉ lệ hạt chắc; trọng lượng của hạt lúa. Để lúa đạt năng suất cao bà con cần áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp từ khâu làm đất, chọn giống cho đến thu hoạch.
         Chọn giống là biện pháp đầu tiên quyết định đến năng suất và chất lượng của lúa, gạo sau này. Nên khâu chọn giống lúa có ý nghĩa rất quan trọng, cần chọn các loại giống lúa tốt, sạch bệnh, bông to, giống cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với mùa vụ, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương, có sức đề kháng với sâu bệnh tốt. Sử dụng các loại giống ngắn ngày gieo vụ sớm có thể tránh được sự gây hại một số loại sâu bệnh hại.
         Thời vụ gieo sạ đúng lịch, sao cho giai đoạn trổ bông và chín vào thời điểm thời tiết thuận lợi cho lúa trổ bông, trời nắng đẹp, ít mưa. Thuận lợi cho lúa phát triển và bất lợi với sâu bệnh và cỏ dại. Kéo giãn khoảng cách giữa 2 vụ sao cho thích hợp, để có thời gian làm đất, để rơm rạ, cỏ dại phân hủy hết, tránh hiện tượng ngộ độc hữu cơ gây hại giai đoạn lúa non, làm ảnh hưởng đến năng suất lúa sau này. Bón lót nên dùng các loại phân hữu cơ vi sinh, hoặc phân chuồng đã ủ hoại mục giúp cải tạo đất đai, nâng cao độ phì nhiêu cho đất, tạo điều kiện cho cây lúa phát triển tốt ngay từ giai đoạn ban đầu, tạo sự phát triển bền vững cho lúa và nâng cao sức đề kháng với sâu bệnh hại , chống chịu với các điều kiện bất lợi của thời tiết.
         Làm đất sớm và dọn sạch tàn dư sau mỗi vụ thu hoạch, có thể tiêu diệt được nhộng và sâu non sâu đục thân trong rơm rạ, cắt đứt nguồn thức ăn và nơi ẩn nấp của một số loại sâu bệnh như rầy nâu,…làm mặt ruộng bằng phẳng thuận lợi cho tưới tiêu.
         Với lúa cấy, cần làm mạ tốt tạo điều kiện cho mạ xanh tốt, to khỏe và ít sâu bệnh, cấy đúng tuổi mạ. Với lúa gieo sạ thì phải ngâm ủ đúng kỹ thuật.
    Gieo trồng với mật độ phù hợp
         Gieo cấy trồng với mật độ thích hợp, mật độ gieo trồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đất đai, thời vụ gieo, giống lúa, tuổi của mạ,…mật độ quá dày thì lúa dễ bị sâu bệnh gây hại như rầy nâu,…., lúa phát triển kém; gieo thưa thì ảnh hưởng đến năng suất lúa sau này và cỏ dại dễ phát triển. Với mật độ vừa phải tạo điều kiện cây lúa phát triển tốt, hạn chế lúa đổ ngã và sâu bệnh.
         Sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa trải qua 3 thời kỳ : thời kỳ lúa sinh trưởng sinh dưỡng; thời kỳ lúa sinh trưởng sinh thực và thời kỳ lúa chín. Mỗi thời kỳ có có những có yêu cầu về chế độ dinh dưỡng, chăm sóc bón phân, nước tưới, phòng trừ sâu bệnh,…khác nhau:

    • Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng bắt đầu từ khi gieo sạ đến, giai đoạn đẻ nhánh, phát triển lóng thân, lá. Thời kỳ này cần có những chế độ chăm sóc thích hợp để cho lúa phát triển tốt, có số nhánh hữu hiệu cao, nhánh to, khỏe :

    • Làm sạch cỏ dại, tránh sự cạnh tranh về ánh sáng và dinh dưỡng để thuận lợi cho lúa đẻ nhánh và tập trung dinh dưỡng nuôi các nhánh hữu hiệu, .

    • Bón phân cân đối hợp lý, bón đầy đủ và kịp thời khi lúa đẻ nhánh, tạo điều kiện cho cây lúa phát triển tốt, đẻ số lượng nhánh hữu hiệu cao, hạn chế số nhánh vô hiệu.

    • Phòng trừ sâu bệnh hại như sâu đục thân, sâu cuốn lá,…hạn chế sự gây hại tới nhánh, lá lúa ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, quang hợp,…làm giảm năng suất lúa.

    • Chế độ nước tưới phù hợp vừa hạn chế cỏ dại và sâu bệnh vừa tạo điều kiện cho cây lúa đẻ nhánh hữu hiệu nhiều. Khi bón thúc cần duy trì mực nước trong ruộng vừa ngập gốc lúa tạo điều kiện hòa tan phân bón cho lúa dễ hấp thu vào tạo độ ẩm thích hợp cho lúa đẻ nhánh. Cần thoát nước phơi khô ruộng cho lúa cứng cáp trước khi lúa đón đòng để chuẩn bị cho thời kỳ tiếp theo.

     Thời kỳ lúa trổ bông

    • Thời kỳ sinh trưởng sinh thực bắt đầu từ phân hóa mầm hoa đến trổ bông và thụ tinh. Thời kỳ này có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định trực tiếp đến năng suất lúa (số bông/m; số hạt/bông). Cần có những biện pháp chăm sóc thích hợp để lúa có số bông hữu hiệu cao, tỉ lệ hạt lép ít :

    • Bón phân cân đối hợp lý, đúng lúc để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho lúa phân hóa đòng (nuôi đòng), phân hóa hoa giúp tạo ra số lượng hoa và bông hữu hiệu nhiều, đòng và bông to, khỏe; lúa trổ đều, tỷ lệ thụ phấn, thụ tinh cao.

    • Đây là thời kỳ mẫn cảm của cây lúa với các loại sâu bệnh, nên bà con cần kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

    • Duy trì mức nước trong ruộng vừa phải, giữ ẩm cho ruộng lúa.

    • Thời kỳ lúa chín bắt đầu từ chín sữa đến chín hoàn toàn. Đây là thời kỳ tích lũy chất khô từ thân lá về hạt, là thời kỳ có ý nghĩa quan trọng quyết định đến số hạt chắc/bông và trọng lượng của hạt lúa. Để lúa đạt tỷ lệ hạt chắc cao. ít hạt lép, trọng lượng hạt nặng bà con cần có chế độ chăm sóc như sau:

    • Bón phân bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng  tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích lũy chất khô, lúa nuôi hạt giúp hạn to, chắc, nặng ký. Cần bón những loại phân bón có hàm lượng kali cao.

    • Giữ mực nước vừa phải, giữ ruộng đủ ẩm, không để ruộng bị hạn. Vào cuối giai đoạn lúa chín (trước khi thu hoạch 10-12 ngày) rút nước khô ruộng, giúp hạn chế lúa đổ ngã và thuận lợi cho thu hoạch.

    • Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh để có những biện pháp kịp thời để xử lý

    Thu hoạch đúng thời điểm
         Thu hoạch khi lúa chín vàng trên 90%, nếu thu hoạch sớm thì một số hạt tích lũy chất khô chưa đầy, còn thu hoạch muộn một số hạt chín sớm dễ bị rụng cũng ảnh hưởng tới năng suất. Sau khi thu hoạch tuốt, đem chế biến hoạc bảo quản ngay.
         Trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cây lúa cần có một chế độ chăm sóc về bón phân, nước tưới, cỏ dại, phòng trừ sâu bệnh khác nhau. Nên để canh tác lúa đạt năng suất cao thì cần áp dụng nhiều biện pháp với nhau, phù hợp với từng thời kỳ từng giai đoạn là rất cần thiết.

    Chia sẻ:
    CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN ĐÔNG Á CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN ĐÔNG Á CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN ĐÔNG Á CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN ĐÔNG Á CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN ĐÔNG Á CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN ĐÔNG Á CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN ĐÔNG Á CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN ĐÔNG Á
    2017 Copyright © CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN ĐÔNG Á. Design by Nina Co., Ltd
    Thống kê truy cập:  Online: 11      Tháng này: 4087      Tổng lượt truy cập: 197899
    Facebook chat